Hướng dẫn cách làm chuồng heo nái đẻ

Hướng dẫn làm chuồng heo nái đẻ thoáng mát, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, vừa đảm bảo cho sự tăng trưởng, phát triển và sinh sản của heo nái. Thiết kế và xây dựng chuồng trại cho heo nái là bước quan trọng để heo khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường, khí hậu. Hơn nữa, chuồng trại thoáng mát, thiết kế hợp lý sẽ hỗ trợ cho quá trình sinh đẻ của heo. Những kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật xây chuồng nuôi heo nái đẻ sau đây sẽ giúp ích cho bà con làm chuồng heo nái tối ưu nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Chọn vị trí và hướng chuồng nuôi heo nái đẻ

chuồng heo nái đẻ
  • Vị trí: Nên chọn vị trí chuồng xa khu người ở, hạn chế cho người vào khu heo nái. Xa khu nuôi các vật nuôi khác để tránh lây lan bệnh dịch. Đồng thời bà con cần chuẩn bị phương pháp phòng bệnh cho heo nái. Chúng ta nên chọn những nơi có nền cao, không phải là nơi thấp, nơi đón nước chảy. Chuồng nuôi heo nái đẻ xây đúng vị trí rất tiện cho chăm sóc cũng như áp dụng hài hòa với kỹ thuật nuôi heo nái đẻ.
  • Hướng chuồng 23: Mặt chuồng quay theo hướng chếch so với nắng sớm rọi. Tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Sân chơi của heo quay theo hướng Đông để heo nái có thể sưởi nắng hỗ trợ tổng hợp và chuyến hóa Vitamin D giúp chắc xương. Lưu ý là bà con làm chuồng nuôi heo nái đẻ đón nắng sớm, nắng chiều sẽ gây hại, heo con đẻ ra dễ bị mềm xương.

Thiết kế chuồng nuôi heo nái đẻ

Kỹ thuật xây nền chuồng

  1. Lưu ý chung: Nền chuồng cần cứng, rắn chắc, có độ dốc khoảng 3% để chuồng luôn khô ráo, nền chuồng cao từ 35 đến 40cm. Nền chuồng cần có độ nhám thích hợp để heo nái không bị trơn trượt. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với xây dựng chuồng nuôi heo nái đẻ.
  2. Xây nền bê tông: Nền bê tông là loại nền chắc chắn nhất, độ dày của lớp bê tông quyết định độ bền của nền chuồng. Nền chuồng nuôi heo nái đẻ nên làm độ dày 5cm, heo con đã cai sữa khoảng 3cm.
  3. Nền xi măng: Nền chuồng bằng xi măng dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng khá dễ thấm nước, heo nái vận động, ủi phá dễ bị bong và hỏng nền.
  4. Nền chuồng nhựa: Nền sàn nhựa thường được sử dụng trong những trại heo nái chuyên nghiệp. Chuồng nuôi heo nái sinh sản sử dụng nền nhựa sạch sẽ, khô ráo, ấm áp nhưng chi phí khá cao.
chuồng heo nái đẻ

Kỹ thuật xây tường chuồng nuôi heo nái đẻ:

  • Thân tường cần chắc chắn, kiên cố. Heo nái trong giai đoạn phối giống thường rất phá phách. Tường cần có độ cao vừa đủ để heo nái không thể nhảy ra ngoài. Không thò sang ngăn chuồng khác, cũng không quá cao khó cho việc chăm sóc. Chuồng nuôi heo nái đẻ cần chắc chắn, khi động dục heo sẽ rất phá phách.
  • Xây móng: Xây móng rất quan trọng, móng chắc chắn sẽ dựng được bức tường thẳng và vững. Đổ móng theo tiêu chuẩn xây nhà sẽ rất chắc chắn. Đặc biệt là nền đất yếu cần đầm nền thật chắc và lớp móng phải dày.
  • Lưu ý: Tường chuồng nuôi heo nái đẻ cần có những lỗ thoáng, phía đầu hồi nên xây kín tránh mưa gió. Các gian ở giữa nên xây tường lửng để tăng độ thoáng cho chuồng trại.

Xây mái chuồng nuôi heo nái đẻ

  • Chất liệu mái chuồng: Chọn chất liệu làm mái sẽ giúp điều hòa nhiệt độ trong chuồng. Mái chuồng cần thiết kế chiều cao hợp lý, tránh mưa hắt, nắng chiếu vào chuồng. Mái lá lợp chuồng sẽ rất thoáng mát. Tuy nhiên lại dễ hỏng, không bền. Mái tôn có độ bền tốt, nhẹ nhưng khá nóng bức về mùa hè. Mái phi được sử dụng nhiều, giá rẻ hơn mái tôn nhưng khá nặng. Nếu kết cấu chuồng nuôi heo nái chắc chắn, bà con có thể sử dụng loại mái này.
  • Chọn kiểu xây mái chuồng: Chuồng heo kiểu một mái khá thoáng, rộng nhưng có nhược điểm là dễ bị mưa tạt, nắng dọi, gió lùa vào chuồng. Chuồng heo nái đẻ mái lỡ thoáng, hạn chế mưa, gió, nắng hơn, chi phí cũng cao hơn. Dạng 2 mái đơn khá tiết kiệm chi phí, tuy nhiên hơi nóng lại khó thoát ra.

Thiết kế máng ăn và máng uống

  • Máng ăn có một số loại phổ biến hiện nay như: máng xây cố định thành chuồng, máng tự động đặt trên nền chuồng. Hiện nay, các chuồng nuôi đã dần chuyển sang máng tự động bởi sự tiện dụng và khoa học của loại máng này.
  • Máng uống: Thiết kế chuồng nuôi heo nái đẻ kèm theo hệ thống núm uống nước tự động để heo có thể tự do uống nước theo nhu cầu là cách tốt nhất.
chuồng heo nái đẻ

Các loại chuồng heo nái đẻ và diện tích xây dựng

Làm chuồng heo nái hậu bị

Chuồng dành cho heo nái hậu bị nên có diện tích từ 1 đến 2m2/con. Đảm bảo yếu tố khô ráo, thoáng mát và chắc chắn để heo sinh trưởng toàn diện khỏe mạnh.

Chuồng heo nái đang nuôi con và chuồng heo con tách sữa

  • Diện tích chuồng cần rộng rãi để heo nái chăm sóc con tốt nhất, cũng như đảm bảo cho cả đàn heo con sống khỏe. Diện tích chuồng heo nái đang nuôi con và chuồng heo con tách sữa rộng từ 6 đến 8m2.
  • Chuồng heo nái đang nuôi con nên chia thành 3 ngăn. Ngăn giữa dành cho heo mẹ, ngăn 2 bên dành cho heo con để heo con có thể tự do qua bú sữa. Chuồng heo nái sinh sản đang nuôi con cần đảm bảo về diện tích và mật độ.

Chuồng heo nái đang chửa

Diện tích chuồng heo nái đang chửa từ 2 đến 3m2 là phù hợp, heo có thể tự do đi lại, vận động nhẹ nhàng mà không bị chật trội, bí bách.
chuồng heo nái đẻ

Hệ thống xử lý chất thải chuồng nuôi heo nái đẻ

  • Mương thoát chất thải: Nên xây dựng chắc chắn, dày dặn, chiều rộng từ 0,2 đến 0,5m.
  • Bể lắng phân: Nhà ủ và bể lắng chất thải nên thiết kế có mái che, có bao quanh và sử dụng tấm nhiệt màu đen. Giúp tạo nguồn nhiệt, chất thải mau hoai và giúp diệt trứng ruồi, diệt vi khuẩn gây bệnh lây lan.
  • Hầm phân hủy: Tùy vào khả năng và nhu cầu của từng hộ chăn nuôi hay trang trại chăn nuôi để thiết kế hầm phù hợp nhất. Có thể xây hầm bioga để tận dụng nguồn ga, hoặc đơn giản là xây hầm bê tông phân hủy.
Cách xây chuồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng, sinh sản của heo. Vì vậy bà con hãy lưu ý để có được khu chăn nuôi tối ưu nhất. Từ những hướng dẫn làm chuồng heo nái đẻ này, bà con có thể dễ dàng áp dụng cho mô hình chuồng trại của mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giá chuồng heo nái đẻ hiện nay

Sản xuất tấm đan bê tông cho trại nuôi heo

Quản lý tình trạng heo còi